Lưu trữ: January 2017

CUỘC GẶP MẶT ĐẦU TIÊN CỦA CỰU BINH VÀ THÂN NHÂN HOÀNG SA & GẠC MA

15873624_1173765662658613_8855150524073188313_n 15894348_1173761725992340_7791799431308217497_n 15894575_1173760219325824_7600230487259440948_n 15895008_1174057639296082_1928315087535044286_n 15940346_1173764819325364_1611789793682839851_n 15941369_1173765265991986_5328183692174112372_n 15965281_1173765372658642_5289788955257707020_n 15965293_1173765172658662_4806051781625332262_n 15965444_1173765469325299_2324185028162971273_n 15965935_1174058555962657_5485799428293540007_n 15966285_1173764599325386_4258433410384846275_n 15977077_1173764925992020_6280323341257918595_n 15977085_1173761935992319_4714196806234655099_nTối ngày 9-1-2017, 11 cựu binh, 4 thân nhân của những người lính VNCH đã tham gia trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974 với 16 cựu binh, 6 thân nhân của những người lính QĐND VN đã tham gia trận Gạc Ma ngày 14-3-1988 lần đầu tiên cùng có mặt tại Dinh Độc Lập, Sài Gòn trong một cuộc gặp do Nhịp Cầu Hoàng Sa tổ chức nhân kỷ niệm 3 năm ngày khởi xướng Chương trình (7-1-2014 – 7-1-2017).

Cuộc gặp còn có sự tham dự của gia đình một người lính đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ biên giới phía Bắc, cô giáo Vân Chi và cháu Bảo Nam, vợ và con của đại úy liệt sỹ Trần Văn Duẩn, đồn Biên phòng A Mú Sung, Bát Xát, Lào Cai – người hy sinh rạng sáng 17-2-2011, trong một nỗ lực ngăn chặn sự xâm nhập Biên giới trái phép từ Trung Quốc vào năm 2011.

Thân nhân và những người lính VNCH và QĐND VN đã có gần 3 ngày chia sẻ với nhau li rượu, li cà phê, cùng đi tham quan Thành phố và cùng đi viếng bà quả phụ Hải quân thiếu tá Nguyễn Thành Trí.

Nhà sử học Dương Trung Quốc, tham dự và phát biểu, cho rằng sự kiện này, cũng như những nỗ lực của NCHS trong ba năm qua đã chuyển dịch được “một xăng-ti-mét” hàng rào ngăn cách tiến trình hòa giải. Chuẩn đô đốc Hải quân QĐND VN, tướng Lê Kế Lâm, từ bệnh viện gửi tới Chương trình lời chúng mừng và đánh giá cuộc gặp có một giá trị biểu tượng vô cùng quan trọng; ông nhấn mạnh: “Đây là một nét đẹp của sự hòa hợp của dân tộc. Tôi mong rằng sự hòa hợp này là bước đầu nói rằng, chúng ta đoàn kết nhất trí để bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo”.

Nhịp Cầu Hoàng Sa là một chương trình do nhà nghiên cứu hàng hải Đỗ Thái Bình, nhà khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu cùng các nhà báo Vũ Kim Hạnh, Nguyễn Thế Thanh, Huy Đức khởi xướng từ tháng 1-2014 với sự tham gia tích cực của các nhà báo: Đinh Quang Anh Thái, Đỗ Thanh Triều; của kỹ sư Nguyễn Đức Huy; cựu binh Hoàng Sa Lữ Công Bảy; của các nhà thơ, nhà văn: Nguyễn Duy, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Lập, doanh nhân Đặng Cao Thắng, Tạ Hinh, Lê Hải, Xô Viết Nguyễn… nhằm tri ân gia đình những người lính đã tham gia, đã ngã xuống trên các trận tuyến chống quân Trung Quốc xâm lược, đặc biệt là hai trận hải chiến Hoàng Sa 1974 và Gạc Ma 1988.

Cuộc gặp mặt đầu tiên của các thành viên với các gia đình Hoàng Sa diễn ra vào ngày 5-1-2014 tại nhà hàng Hoa Lư và cuộc vận động đầu tiên bắt đầu được công bố từ ngày 7-1-2014.

Ngay trong hai tuần đầu tiên số tiền gửi về ủng hộ đã lên đến 900 triệu VND. Đến nay, NCHS đã nhận được hơn 1.200 lượt đóng góp của người Việt Nam ở mọi miền đất nước và nhiều nơi trên thế giới với số tiền lên đến gần 7 tỷ VND.

Chương trình đã được hưởng ứng bằng các hoạt động gây quỹ đa dạng:

Từ California, tối 27-9-2014, các bạn của nhà báo Đinh Quang Anh Thái (Hòa Bình, Quỳnh Trang, Janine Trang) đã tổ chức một đêm nhạc gây quỹ với sự tham gia của các nghệ sỹ Lê Uyên, Hoàng Công Luận, Mộng Thúy, Phạm Hà, Thương Linh và sự ủng hộ của nhà báo Đỗ Quý Toàn, nhà văn Nhã Ca, nghệ sỹ Kiều Chinh…

Ở trong nước, từ bức tranh đầu tiên của nhà thơ Đỗ Trung Quân tặng NCHS đấu giá, được một người Việt tại Boston, Mỹ, mua với giá 2.000 USD đã mở đầu một cách thức gây quỹ rất thành công. Gần 50 họa sỹ trên cả nước đã góp tranh cho NCHS [gia đình họa sỹ Lưu Công Nhân, họa sỹ Nguyễn Trọng Khôi, Lê Thiết Cương, Phương Bình, võ Xuân Huy…). Đặc biệt, 30 họa sỹ đã gửi tranh tham gia cuộc vận động vẽ Tranh Cá Ba Miền theo sáng kiến của nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và họa sỹ Lê Thiết Cương.

Các nhà văn, nhà thơ cũng hưởng ứng tích cực: Nhà văn Trần Quốc Quân mở đầu bằng khoản đóng góp từ nhuận bút cuốn  tiểu thuyết Tuyết Hoang; Nhà thơ Nguyễn Duy in riêng tập Nhìn Từ Xa Tổ Quốc chỉ để tặng NCHS (thu được hơn 600 triệu); Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo tặng thơ Biển Mặn, nghệ sỹ Ái Vân tặng hồi ký Để Gió Cuốn Đi…

NCHS đã chi 5,890 tỷ (bao gồm cả khoản tiền 440 triệu trường Marie Curie chi trực tiếp xây nhà cô giáo Lại Thị Huế, vợ liệt sỹ Trường Sa Phạm Quang Trung).

Ngay trong dịp Tết Giáp Ngọ, 2015, NCHS đã gửi tặng 10 phần quà, mỗi phần 5 triệu đồng, tới 5 gia đình Hoàng Sa và 5 gia đình Gạc Ma. Ngay trong tháng 2-2014, đã đi thăm các gia đình có thân nhân hy sinh trong trận Gạc Ma, 14-3-1988.

Trong suốt 3 năm qua, NCHS đã mua, xây và tài trợ “dựng lại” 10 căn nhà với khoản đầu tư trên 400 triệu [5 căn nhà cho gia đình Hoàng Sa từ 400 tới 1 tỷ 114 triệu/căn; 5 căn nhà cho các cựu binh Gạc Ma và gia đình liệt sỹ chống Trung Quốc từ 400 tới 440 triệu/căn]; Đóng góp xây 4 căn nhà chống lũ, góp xây một nhà thờ cho liệt sỹ Trần Văn Quyết (Quảng Bình) và gúp sửa hai căn nhà khác.

Chương trình đã tặng cụ Phan Thị Thê – mẹ tử sỹ Hoàng Sa duy nhất còn sống mà NCHS được biết – một sổ tiết kiệm trị giá 150 triệu đồng; chi 112 triệu hỗ trợ gia đình trang trải các chi phí thuốc men và bệnh viện khi cụ Thê phải can thiệp nong động mạch vành.

Cấp học bổng đại học cho con gái cựu binh Dương Văn Lê – một người lính công binh thuộc Lữ 83, xuất ngũ về quê ở xã Tây Trạch, Bố Trạch, làm nghề thợ xây- bị ung thư gan mất năm 2014; cấp học bổng học cao đẳng cho con gái cựu binh Dương Văn Hường – bị thương khá nặng trong trận Gạc Ma, mất năm1998. Cùng nhiều hoạt động thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình liệt sỹ, các cựu binh Gạc Ma vượt qua khó khăn, cải thiện cuộc sống.

Những hoạt động này của Chương trình không chỉ là để tri ân gia đình những người lính đã tham gia, đã ngã xuống trên các trận tuyến chống quân Trung Quốc xâm lược mà có ý nghĩa như một nỗ lực hòa giải.

                              Hoàng Sa là chiến trường duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, nơi – trước ngày 30-4-1975 – người Việt không bắn vào người Việt. Hoàng Sa là một địa danh nhắc nhở chúng ta, mỗi khi người Việt kề vai sát cánh bên nhau sẽ nhận rõ ai mới thực sự là kẻ thù chung, ai mới là kẻ có dã tâm xâm lược. Hoàng Sa, vì thế, còn là một NHỊP CẦU, cần “bắc” để nối những tấm lòng và để, người Việt hòa giải cùng người Việt.
người Việt.

Sự có mặt hôm nay, cuộc gặp mặt đầu tiên giữa các cựu binh VNCH – những người đã tham gia trận hải chiến bảo vệ bất thành Hoàng Sa ngày 19-1-1974 và thân nhân các tử sỹ Hoàng Sa -, với các cựu binh QĐND VN, những người tham gia bảo vệ bất thành Gạc Ma ngày 14-3-1988 và thân nhân các gia đình liệt sỹ Gạc Ma, là một sự kiện minh chứng cho điều đó.

Xin cám ơn bạn bè ở trong và ngoài nước đã liên tục đồng hành với chúng tôi.